Những điều cần biết khi nâng mũi sụn nhân tạo
Phẫu thuật nâng mũi sụn nhân tạo đang được rất nhiều chị em quan tâm, giúp bạn sở hữu gương mặt hài hòa, thanh thoát hơn. Tại sao nâng mũi sụn sườn nhận được nhiều sự quan tâm như vậy, bác sĩ Nguyễn Quốc Định nói gì về nâng mũi sụn sườn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Nâng mũi sụn tự nhân tạo là gì?
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo hay còn được gọi là nâng mũi Hàn Quốc được xem là biện pháp làm đẹp cơ bản nhất mà tín đồ thẩm mỹ nào cũng biết đến. Trước đây, khi chưa có nhiều công nghệ hiện đại như bây giờ, bác sĩ thường sử dụng một khối sụn cứng. Sau đó cắt gọt để đạt được khuôn mẫu cần thiết và đặt vào sống mũi để nâng cao. Tuy nhiên, sau một thời gian dáng mũi được nâng bằng kỹ thuật này có thể bị những khuyết điểm như bóng đỏ, tụt sống mũi. Về sau công nghệ ngày càng phát triển đã đánh dấu bước sự vượt bậc của công nghệ thẩm mỹ với vật liệu silicon. Loại sụn này có độ bền bỉ cao và rất dẻo dai.
Nâng mũi sụn nhân tạo khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn phù hợp với mong muốn của bản thân. Ngoài ra, nâng mũi sụn nhân tạo có thời gian duy trì lâu dài, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh và khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với mong muốn của bản thân.
2. Nâng mũi bằng sụn nhân tạo phù hợp với những đối tượng nào?
2.1. Khách hàng nào đã có sống mũi ít khuyết điểm:
Độn mũi sụn nhân tạo nên áp dụng với những người đã có sống mũi không quá thấp và dáng mũi gần như là khá đẹp.
2.2. Khách hàng có điều kiện tài chính giới hạn.
Công nghệ này chỉ tác động vào kiểu dáng cho vùng sống mũi nên có chi phí tương đối thấp. Bởi vậy, phương pháp đặc biệt phù hợp với các khách hàng có điều kiện tài chính giới hạn, học sinh, sinh viên hay người mới đi làm.
3. Đối tượng nào không nên nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Ngoài những đối tượng trên, các bác sĩ Nguyễn Quốc Định khuyến cáo KHÔNG NÊN độn mũi sụn nhân tạo trong các trường hợp sau:
- Người có sống mũi cực thấp và đầu mũi bị hếch lên: Vì nếu dùng sụn nhân tạo có thể sẽ càng khiến mũi hếch bất thường.
- Người có sống mũi gồ, chỗ cao chỗ thấp: Khi độn mũi bằng sụn nhân tạo có thể sẽ làm mũi gồ hơn, khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối.
- Người có tiền sử bị dị ứng hoặc các bệnh lý liên quan đến mũi, làn da nhạy cảm.
4. Quy trình nâng mũi bằng sụn nhân tạo.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn, phác thảo tình trạng mũi của khách hàng:
Trước khi phẫu thuật khách hàng sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn về các vấn đề về mũi. Từ đó xác định sức khỏe của khách hàng. Đảm bảo rằng khách hàng đủ điều kiện về sức khỏe cũng như tinh thần để thực hiện phẫu thuật.
Sau đó sẽ tiến hành đo vẽ trước kích thước của mũi để có thể xác định trước vị trí nào có khuyết điểm cần chỉnh sửa. Từ đó phác thảo được tình trạng và đưa ra những tư vấn dáng mũi sao cho phù hợp với gương mặt.
Bước 2: Sát khuẩn và gây tê hoặc gây mê:
Khâu sát khuẩn là một khâu cần thiết để tránh tình trạng bị nhiễm trùng hay các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Sau đó sẽ thực hiện gây tê. Việc gây tê sẽ giúp khách hàng giảm bớt được việc đau đớn và khó chịu.
Bước 3: Thực hiện phẫu thuật nâng mũi bằng sụn nhân tạo.
Dựa vào vị trí đã phác thảo từ trước, các bác sĩ sẽ tiến hành những thao tác và kỹ thuật cần thiết. Sau đó đưa chất liệu độn nhân tạo vào bên trong khoang mũi.
Nếu mũi của bạn có nhiều khuyết điểm thì các bác sĩ sẽ tiếp tục cân đối và chỉnh hình sao cho hài hòa với gương mặt nhất.
Bước 4: Dặn dò và chăm sóc hậu phẫu.
Sau khi đã hoàn thành xong tất cả việc nâng mũi sụn nhân tạo. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa trước khi ra về và kê đơn thuốc. Sau đó, hẹn tái khám và hướng dẫn cách để chăm sóc hậu phẫu tại nhà. Các bạn phải chú ý thực hiện đúng điều bác sĩ chỉ dẫn để có được hiệu quả tốt nhất.
4. Chăm sóc sau hậu phẫu
- 3 ngày đầu nên chườm đá nhẹ nhàng lên vùng mũi bị sưng, thực hiện từ 2 – 3 lần.
- Thực hiện vệ sinh vết thương 2-3 lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Nếu vệ sinh nên dùng băng gạc để ngăn các vết thương tiếp xúc trực tiếp với nước
- Tránh các tác động mạnh vào mũi như: Đeo kính, sờ chạm, luyện tập thể dục, bơi lội, chạy bộ…
- Ăn nhiều đồ ăn dinh dưỡng và vitamin để vết thương hồi phục nhanh hơn.
- Hạn chế ăn các loại hải sản, thức ăn có vị cay nóng và rượu bia.
- Nếu được khách hàng hãy đến thẩm mỹ Saigon Lotus. Để chúng tôi giúp thay băng gạc thường xuyên và kiểm tra trong thời gian đầu
- Quan trọng là tái khám và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Hi vọng bạn đọc có thể trang bị cho mình những kiến thức cần biết về nâng mũi sụn nhân tạo. Mọi thắc mắc về thẩm mỹ hoặc bài viết dưới đây. Mọi người có thể để lại comment ở phía dưới bài viết. Hoặc đến địa chỉ của Trung tâm thẩm mỹ Sài Gòn Lotus trực tiếp gặp bác sĩ Nguyễn Quốc Định để được tư vấn cụ thể.
Bài viết được kiểm duyệt chuyên môn bởi: Bác sĩ Nguyễn Quốc Định.
Thông tin liên hệ:
Bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Quốc Định - Chuyên gia nâng mũi sụn sườn
- Địa chỉ 1: 112 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp. HCM
- Địa chỉ 2: 871 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Tp. HCM
- Facebook: Bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Quốc Định
- Youtube: Bác sĩ Nguyễn Quốc Định
- Giờ làm việc: Từ T2 – Chủ nhật, Từ 8h – 18h
- Hotline: 096 1541 112 và 098 2468 112
- Email: bacsinguyenquocdinh@gmail.com